Công đức ăn chay

  •   22/01/2009 09:23:57 PM
  •   Đã xem: 1245
  •   Phản hồi: 0
Các danh nhân trên thế giới từ Đông sang Tây đều quan niệm, rằng lòng từ bi và yêu thương các sinh vật là động cơ chủ yếu cho việc chay tịnh, vì chay tịnh nên lòng từ bi lớn mạnh, khi có lòng từ bi lớn mạnh thì công đức phát sinh.

Chuyện xưa kể rằng, Cố Thuận Chi là một nhân vật hiền đức, chuyên ăn chay, từ trước đến nay chưa bao giờ ăn mặn. Một hôm ông nằm ngủ, rồi ngủ luôn cho một giấc suốt bảy ngày đêm, khiến cho người nhà phải một phen lo âu cuống quýt. Sau khi tỉnh giấc, ông thuật lại với mọi người trong nhà: “Quả là một cuộc hành trình vô cùng ý nghĩa! Đêm ấy, ta đang nằm ngủ thì mơ màng thấy có người đến gọi: “Ôi chao! Đã ngủ rồi sao?”

Bồ tát và chúng sinh

  •   22/01/2009 09:22:46 PM
  •   Đã xem: 1378
  •   Phản hồi: 0
Cuộc đời thì luôn đối lập với nhau, tâm Bồ tát thì tạo dựng rất khó, nhưng lại rất dễ bị thối thất, nếu như chúng ta không có niềm tin chính kiến, bán có biết tại sao không ?

Trời vừa dứt mưa, một bà cụ khoác áo tơi đi ra phố, gặp một chú bé đang nghịch nước bẩn bên vệ đường, bà cụ cau mày quát:

- Thằng bé! Mày có lên ngay không? Khiếp!

Thằng nhỏ phản đối

- Cháu xí cái vũng này từ hồi đầu mới mưa! Bà kiếm cái khác đi, thiếu gì!

Anh đúng tôi sai

  •   22/01/2009 09:20:25 PM
  •   Đã xem: 1250
  •   Phản hồi: 0
Nếu trong cuộc sống ai cũng có tuệ giác để có thể soi sáng và dẹp bỏ bản ngã, biết hạ mình trước người khác để nói lời “xin lỗi, tôi lầm!”, có thể cho mình là xấu, thực hành hạnh nhẫn nhục, bỏ ra ngoài tai những lời khen chê của người khác, trừ khi những lời chê đó là đúng, thì nên theo đó mà sửa.

Hại người thành hại mình

  •   22/01/2009 09:18:59 PM
  •   Đã xem: 1127
  •   Phản hồi: 0
Một kiếp người ngẫm cho cùng cũng thật là ngắn ngủi phù du. Có nhiều người ta mới gặp hàn huyên tâm sự chưa được bao lâu, thì nay họ đã là người thiên cổ! Vậy thì gây thù kết hoán với nhau làm chi, khiến đời sống của mình sinh thêm phiền não?

Cuốn Sách Quý

  •   22/01/2009 09:16:41 PM
  •   Đã xem: 1232
  •   Phản hồi: 0
Có một lão sư nổi tiếng thông thái, nhiều người nghe danh mến mộ, nô nức đến xin làm đệ tử. Nhưng mỗi khi học trò có thắc mắc, thưa hỏi thì thầy chỉ đáp:

- Hãy sống với hiện tại!

Câu trả lời đơn giản này không làm các đệ tử hài lòng, họ cần một lời đáp “thánh triết” cao siêu hơn nên khẩn khoản xin sư phụ hãy cho lời giải như yêu cầu, có vậy mới thỏa mãn lòng ham học của họ. Những lúc như thế, thầy thường lộ vẻ phật ý, miễn cưỡng bảo:

Lỗi lầm một chút từ bi

  •   22/01/2009 09:14:53 PM
  •   Đã xem: 1358
  •   Phản hồi: 0
Vườn quanh chùa ở Bảo Lộc, trồng đầy dẫy chôm chôm, ôm theo con đường đi Đà Lạt, nằm cách bên sườn rừng một con suối chạy dài theo quốc lộ. Nhờ con suối này làm thành lũy mà bao năm rồi kinh tế nhà chùa được tốt lên, cây trái chín bán đều đặn, khỉ rừng không qua vườn cây của nhà chùa phá được.

Làm vua bảy ngày

  •   22/01/2009 09:13:47 PM
  •   Đã xem: 1302
  •   Phản hồi: 0
A Dục là vị vua nổi tiếng, một Phật tử thuần thành. Vua rất tin tưởng Phật pháp nhưng Thường Tu, người em vua, không những không tin mà còn hủy báng Tam bảo. A Dục thường khuyên răn em nhưng Thường Tu rất cố chấp, vua không biết phải xử trí và chuyển hóa em bằng cách nào.



Một hôm, vua A Dục gọi một vị đại thần vào cung. Sau khi nghe vua dặn dò cặn kẽ, vị đại thần vâng chỉ thi hành…

Con mèo nghi lễ

  •   22/01/2009 09:11:30 PM
  •   Đã xem: 1178
  •   Phản hồi: 0
Lời bàn : Câu chuyện kể trên giống như cách phát triển những điều mê tín . Mới đầu nó có thể có những lý do đặc biệt trong một hoàn cảnh riêng biệt nào đó. Lâu dần việc đó đuợc lập đi lập lại thành một tập tụ, rồi thành một nghi thức , họ làm việc đó chỉ vì họ không thấy có điều gì trở ngại, không mất gì mà không nên làm.

Giá của cơn giận

  •   22/01/2009 09:09:39 PM
  •   Đã xem: 1220
  •   Phản hồi: 0
Tâm sân hận là tâm muốn gây tổn hại và huỷ diệt. Ngược lại, kham nhẫn là tâm biết kiềm chế, không gây tổn hại và huỷ diệt. Rất khó đối trị lòng sân hận; rất khó phát triển lòng kham nhẫn. Kham nhẫn là đức tính duy nhất thắng được sân hận.

Kinh tế Phật giáo theo quan điểm Đại thừa

  •   22/01/2009 09:04:50 PM
  •   Đã xem: 1107
  •   Phản hồi: 0
Đức Phật có đề cập gì đến sinh hoạt kinh tế hay không. Khi theo dõi những hậu quả của kinh tế thị trường, tôi còn phải đi tìm hiểu lập trường của Phật giáo về các vấn đề môi sinh, nhất là đối với việc khai thác tài nguyên không tái tạo, thái độ đối với sự nghèo khổ (và những chế độ chính trị đưa đến nghèo khổ), đối với chủ trương tiêu thụ hàng hóa thả cửa, đối với công ăn việc làm, vai trò của từ bi trong các hoạt động thương mãi và cuối cùng đến một câu hỏi tối hậu mà mọi tôn giáo đều muốn có câu trả lời: ý nghĩa của đời sống là gì?

Tình Nghĩa Anh Em

  •   21/12/2008 05:12:16 AM
  •   Đã xem: 1387
  •   Phản hồi: 0
Xưa, có hai anh em nông phu nọ tính rất chăm chỉ siêng năng. Người anh đã lập gia đình, sống với vợ và con. Riêng người em vẫn còn độc thân. Khi cha mẹ họ qua đời, nhà cửa điền sản được chia đều cho hai anh em. Họ trồng lúa thơm và quả tần, đến vụ mùa trúng lớn, nông sản thu hoạch được hai anh em chia đều và ai nấy chở về cất vào kho lẫm của mình. Đêm đến, người em nằm thao thức, nghĩ thầm: “Ta còn độc thân, sống sao cũng được. Riêng anh hai ta vợ con đùm đề, tất nhiên cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Ta nên sớt một nửa nông sản mới thu hoạch đem biếu cho anh hai mới là hợp lẽ”.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây